Xem thêm nếu bạn quan tâm:
>> Thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng anh tại nhà Hồ Chí Minh >> Dịch vụ cung cấp giáo viên bản ngữ ở Hồ Chí Minh
I. Lựa chọn làm việc tại Việt Nam của người nước ngoài.
Được mệnh danh là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu tại Đông Nam Á, Việt Nam đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho người nước ngoài đến không chỉ để du lịch mà còn là làm việc. Dưới đây là những những lý do để họ không bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình:
1. Cơ hội việc làm tăng cao
Là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao ở Đông Nam Á, nhu phổ cập tiếng anh để hội nhập quốc tế của Việt Nam đang tăng mạnh kèm theo đó là nhu cầu lớn về 1 lượng giáo viên tiếng anh người nước ngoài ở Việt Nam. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người nước ngoài, đặc biệt là người bản địa. Gần như mọi lứa tuổi Từ các các lớp mẫu giáo, mầm non cho đến các bậc tiểu học trung học cơ sở, đại học, người đi làm đều rất cần tiếng anh. Ngoài ra nếu bạn giỏi chuyên môn nào đó khác việc giảng dạy thì cũng có rất nhiều cơ hội việc làm khác tại Vietnam ví dụ như quản lý, giám sát hoặc chuyên viên kỹ thuật …
2. Khí hậu thuận lợi và cảnh quan đẹp
Việt Nam là 1 nước có khí nhiệt đới gió mùa ôn hòa ít thiên tai, thời tiết khá dễ chịu để sinh sống. Thiên nhiên còn ưu đãi cho Viet Nam nằm ở vị trí giáp biển đông với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng nhiều danh lam thắng cảnh đẹp khiến cho Việt Nam thực sự là một thiên đường để sống và làm việc. Bên cạnh đó, đi kèm với khí hậu thuận lợi là sự giàu có về các loại nông sản và trái cây giúp cho người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam được thưởng thức các loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng với chi phí vô cùng hợp lý.
3. An toàn
So với các quốc gia láng giềng khác trong khu vực, Viet Nam là một trong những quốc gia an ninh tốt trên thế giới. Ở Việt Nam hầu như ít khi xảy ra bạo động khủng bố. Tỉ lệ tội phạm cũng rất ít, nhờ vào khả năng kiểm soát của chính phủ cực tốt. Đây là một lợi thế thu hút người nước ngoài vì rõ ràng họ sẽ cảm thấy yên tâm khi làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
4. Con người
Hiền lành, thân thiện, cởi mở, mến khách là những đặc trưng về tính cách của người dân Việt Nam. Không có sự phân biệt đối xử màu da, sắc tộc, giới tính, tôn giáo. Ở Việt Nam, các giáo viên da màu vẫn dạy tại các trung tâm bình thường. Giới tính thứ 3 cũng là một thứ gì đó hết sức tự nhiên. Và mọi sự đề nghị giúp đỡ đều luôn được phản hồi. Với điều kiện bạn cũng phải tỏ cởi mở thân thiện với họ.
II. Người nước ngoài dạy tiếng anh tại Việt Nam cần chuẩn bị những gì
Việc thay đổi môi trường dạy học đối với các giáo viên cần được suy tính từ trước đặc biệt đối với các giáo viên nước ngoài đến Việt Nam dạy học. Trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, việc đầu tiên cần đánh giá lại bản thân. Liệt kê lại những kỹ năng, kinh nghiệm trong khoảng thời gian làm việc trước đây. Và hơn hết là lập mục tiêu cụ thể tại nơi làm việc mới.
1. Đánh giá lại bản thân
Hãy tự giác thực hiện một bảng đánh giá trung thực và khắc quan những khả năng hiện có của bạn. Bạn có những kỹ năng kinh nghiệm gì, Bạn có khả năng giảng dạy cho đối tượng nào ( academic, kindergarten, IELTS,….), bạn có thực sự đam mê công việc này không, bạn có sẵn sàng đứng nhiều giờ để nói và hướng dẫn về 1 chủ đề nào đó không. Đây là 1 bước nên làm trước khi bạn sẵn sàng tìm kiếm 1 công việc giảng dạy.
2. Yêu cầu cho người nước ngoài về chuyên môn dạy tiếng anh ở Việt Nam
2.1 Giọng nói chuẩn và có khả năng truyền đạt
Giọng nói chuẩn và khả năng truyền đạt là yếu tố quan trọng để xác định năng lực của một giáo viên, từ đó quyết định mức lương phù hợp với khả năng của người đó. Ở Việt Nam, giọng của người bản địa rất được ưa chuộng vì rõ ràng họ phát âm chuẩn và hay. Tuy nhiên nếu bạn không phải là người bản địa mà có giọng nói tốt thì vẫn được các trung tâm sẵn sàng chiêu mộ.
2.2 Có bằng đại học hoặc chứng chỉ sư phạm:
Tuy không phải là bắt buộc, tuy nhiên rất nhiều trung tâm tiếng anh tại Việt Nam xem bằng đại học hoặc chứng chỉ sư phạm như một giấy tờ không thể thiếu để ứng viên trở thành giáo viên tiếng anh của trung tâm. Đây giống như là minh chứng ứng viên giáo viên người nước ngoài không phải là người vô gia cư, di cư đến Việt Nam để kiếm một công việc tạm thời
2.3 Chứng chỉ giảng dạy quốc tế :
TESOL, CELTA, TEFL là các chứng chỉ giảng dạy quốc tế, đương nhiên nó cũng có hiệu lực tại Viet Nam, khi có các chứng chỉ này cơ hội tìm kiếm được việc làm của các ứng viên lên đến 70-80%. Gần như tất cả các trung tâm sẽ hỏi đến chứng chỉ giảng dạy quốc tế trong các buổi phỏng vấn.
2.4 Đã có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam hoặc các nước trên thế giới.
Không chỉ riêng công việc giảng dạy, bất cứ ngành nghề nào cũng đều cần có kinh nghiệm. Sẽ là một lợi thế nếu ứng viên nước ngoài từng đứng lớp, từng có khả năng truyền đạt kiến thức đến cho người khác. Nếu không có kinh nghiệm, các nhà tuyển dụng sẽ phải đào tạo lại từ đầu, sẽ mất nhiều chi phí và thời gian cho việc đào tạo, chính vì thế, nếu ứng viên đã có kinh nghiệm dạy học trước đó thì nó sẽ là điểm nổi bật đối với rất nhiều các ứng viên khác trong đánh giá của nhà tuyển dụng.
2.5 Giấy tờ cần để hợp thức hóa lao động ở Vietnam
2.5.1 Visa
Để trở dạy tiếng Anh tại Việt Nam, ứng viên cần có có Visa thường là được hỗ trợ làm từ nhà tuyển dụng xin visa để trở thành nhân viên hợp pháp. Trong nhũng phỏng vấn với nhà tuyển dụng bạn cần đề xuất với nhà tuyển dụng về vấn đề Visa để chắc chắn loại visa nào bạn nên có để làm việc cho nhà tuyển dụng.
2.5.2 Giấy phép lao động (Work permit)
Giấy phép lao động là giấy phép hợp pháp để làm việc tại Việt Nam. Giấy phép làm việc sẽ có hiệu lực trong tối đa 24 tháng (2 năm). Sau khi hết hạn Giấy phép lao động 45 ngày, nhân viên cần gia hạn. Ở Việt Nam, thông thường, các nhà tuyển dụng là công ty hoặc trung tâm ngoại ngữ sẽ hỗ trợ giấy phép làm việc cho ứng viên. Một lần nữa, bạn nên hỏi nhà tuyển dụng của bạn về tất cả các tài liệu pháp lý để làm việc bao gồm cả Giấy phép làm việc. Để có thể đảm bảo làm việc một cách hợp pháp tại Việt Nam.
2.5.3 Lý lịch tư pháp (Police check)
Lý lịch tư pháp là bản khai do Sở Tư pháp tại Việt Nam hoặc nước bạn cấp. Lý lịch tư pháp cung cấp thông tin tội phạm cá nhân của bạn để đảm bảo bạn không phạm tội hình sự và có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Người nước ngoài đã sống ở Việt Nam ít nhất 6 tháng có thể đăng làm lý lịch tư pháp. Bạn có thể nộp đơn trực tuyến hoặc đến Sở Tư pháp địa phương nơi bạn đang ở tại Việt Nam.
2.5.4 Tạm trú
Thẻ tạm trú tại Việt Nam cho người nước ngoài được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an; giấy tờ này là minh chứng rằng bạn ở lại Việt Nam trong một thời gian dài một cách hợp pháp.
Nếu bạn muốn nộp đơn xin thẻ tạm trú, bạn sẽ cần liên hệ với cơ quan di trú để hoàn thành đơn đăng ký của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ cung cấp tất cả các giấy tờ bạn sẽ cần để xử lý nó.
Các giấy tờ cần phải được chuẩn bị:
- Văn bản đề nghị cấp giấy tạm trú
- Tờ khai đề nghị cấp giấy tạm trú cho người nước ngoài
- giấy tờ chứng minh xem xét tạm trú như : giấy phép lao động, các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp giấy tạm trú
Người nước ngoài có thể tự đăng ký tạm trú hoặc thuê các dịch vụ ngoài đăng ký.
III Các vị trí bạn có thể ứng tuyển
Sau khi có đã có đủ điều kiện để giảng dạy, việc bạn cần làm là xem xét vị trí công việc phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Sẽ có 1 số vị trí công việc sau.
1. Giáo viên ở các trung tâm:
Bạn có thể lựa chọn dạy tiếng anh tại các trung tâm anh ngữ. Phần lớn các trung tâm anh ngữ ở Vietnam có nhu cầu rất cao về giáo viên dạy IELTS hoặc giáo viên dạy giao tiếp.Số lượng trung tâm dạy tiếng anh ở Vietnam lên đến hàng ngàn, đây là nguồn việc làm chính dành cho giáo viên người nước ngoài tại Việt Nam
2. Giáo viên ở các trường công:
Sự lựa chọn khác dành cho giáo viên người nước ngoài là dạy tại các trường công. Khác với dạy học tại trung tâm, số lượng học viên thường chỉ 10-15 người lớp thì mỗi lớp trường công học viên thường lên đến 30-40 học sinh / lớp. Giáo trình dạy phải theo yêu cầu chung của các trường công ở Việt Nam. Điều lưu ý khi dạy ở trường công là bạn sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn giáo viên về năng lực và hồ sơ pháp lý một cách đầy đủ vì giáo viên ở trường công luôn bị thanh tra và kiểm tra thường xuyên
3. Gia sư:
Trở thành gia sư tiếng anh ? Tại sao không ? Mặc dù phải nói thật là nhu cầu về gia sư người nước ngoài ở Vietnam không cao. Tuy nhiên lựa chọn trở thành một gia sư dạy tiếng anh không phải là sự lựa chọn tệ. Nhiều gia đình có điều kiện sẽ thuê gia sư nước ngoài với mức lương khá tốt.
4. Dạy tiếng anh tại doanh nghiệp
Ở Vietnam rất nhiều doanh nghiệp với chính sách tốt mong muốn phát năng lực tiếng anh cho nhân viên, nhu cầu này không quá lớn nhưng lựa chọn dạy tiếng anh cho các doanh nghiệp cũng là một hướng đi đầy triển vọng khi mà mức lương cho vị trí này không hề thấp. Chương trình dạy cho doanh nghiệp khá linh động và thông thường sẽ là chương trình tiếng anh thương mại hoặc tiếng anh giao tiếp công sở.
5. Giáo viên dạy tiếng anh online người nước ngoài:
Ở kỷ nguyên 4.0, việc dạy và học online đã trở nên hết sức phổ biến. Đặc biệt với tình trạng dịch bệnh Corona thì nhu cầu học online lại càng tăng cao. Dự đoán trong thời gian tới sẽ nhu cầu dạy online tại Việt Nam sẽ bùng nổ. Nhiều cơ hội hơn cho người nước ngoài muốn dạy tiếng anh tại Vietnam. Ngoài ra để có thể dạy tiếng anh online bạn cũng có thể sử dụng 1 số nền tảng để đăng ký dạy online ví dụ như Cambly
IV. Làm sao để có thể kiếm được việc dạy tiếng anh ở Vietnam
Để có thể tìm được một công việc như ý muốn, ứng viên có thể sử dụng một số cách thức hiệu quả sau.
1. Tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm
Ứng viên có thể gõ các từ khóa “english teaching job in Vietnam” hoặc “teaching english in vietnam” trên Google sẽ xuất hiện rất nhiều kết quả tìm kiếm liên quan đến việc làm tiếng anh.
2. Website tuyển dụng
Ở Việt Nam, 30sjob và Vietnamteachingjobs đang là 2 sàn tuyển dụng hàng đầu chuyên về tuyển dụng giáo viên dạy tiếng anh. Bạn có thể tham khảo các website này . Đặc biệt ở 30sjob quy trình ứng tuyển cực kỳ đơn giản và tinh gọn với chỉ gói gọn trong 3 bước
Bước 1: Tìm việc – bạn sẽ dùng các từ khóa liên quan để tìm kiếm hoặc lướt nhanh các công việc hiện có và chọn việc mà hứng thú để tìm hiểu kỹ hơn
Bước 2: Ứng tuyển -sau khi ưng ý với 1 công việc nào đó bạn chỉ cần ứng tuyển nhanh mà không cần đăng nhập bằng cách click button Apply và điền 1 số thông tin cơ bản kèm với việc up CV của bạn lên.
Bước 3: Và cuối cùng là đợi offer của nhà tuyển dụng.
3. Tham gia vào các cộng đồng tìm kiếm việc làm cho giáo viên nước ngoài tại Việt Nam ( facebook, linkedin, twitter…)
-Ứng viên có thể tìm kiếm từ khóa ‘English teaching jobs in vietnam’ sẽ xuất hiện các hội nhóm dành riêng cho các giáo viên đang tìm kiếm công việc giảng dạy. Tại các nhóm này, rất nhiều tin đăng tuyển dụng sẽ được cập nhập mới mỗi ngày, cơ hội có được một công việc phù hợp với yêu cầu của ứng viên là rất cao ở các trang mạng xã hội như vậy.
-Ngoài ra các ứng viên có thể chủ động bằng cách tự giới thiệu bản thân và nguyện vọng của mình lên các hội nhóm này, sẽ có các nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với các ứng viên sau khi đọc được bài viết của các ứng viên đăng tải lên các hội nhóm này.
V. Lương, chi phí sinh hoạt
1. Lương cho giáo viên nước ngoài dạy tiếng anh ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước đang phát triển, đặc biệt chú ý đến việc giáo dục, trong đó ngoại ngữ là một trong những môn học được quan tâm hàng đầu tại đất nước này. Do nhu cầu học ngôn ngữ lớn, việc có được một công việc dạy học tại một trung tâm tiếng anh, hoặc 1 trường công nào đó đối với giáo viên nước ngoài là tương đối dễ dàng. Mức lương như sau
- Giáo viên bản ngữ (Native) lương giáo viên dạy tiếng anh trung bình từ 1500$-2000$ mỗi tháng. Thậm chí có nhiều vị trí mức lương có thể lên đến 4000$ một tháng.
- Giáo viên không phải là bản ngữ (non-native) mức lương có thể sẽ thấp hơn từ 10%-20% hoặc thậm chí không thấp hơn nếu giáo viên đó có kỹ năng tốt và biết cách deal lương.
2. Chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài khi ở Việt Nam dạy học
Ngoài mức lương cao, chi phí thấp tại Vietnam là một điểm cộng lớn. Tại Việt Nam, mức sống tương đối thấp so với mặt bằng chung trên thế giới. Một số giáo viên đang làm việc và sinh sống tại việt nam cho biết 1 ngày họ có thể chỉ cần sử dụng 7-10 USD cho chi phí việc ăn uống và nhu cầu cơ bản. Họ hoàn toàn có thể tiết kiệm được từ 500-600 USD mỗi tháng sau khi trừ đi các chi phí như tiền nhà, ăn uống, vui chơi,…. Chi phí thuê một căn hộ tại Vietnam cũng thấp so với các nước cùng khu vực chỉ khoảng từ 200-350$/ tháng. Và cũng như các chi phí khác, du lịch tại Vietnam cũng rất vừa vặn với túi tiền của đa số các giáo viên nước ngoài.
VI. Những nơi làm việc tốt nhất ở Việt Nam
Tại Vietnam, các giáo viên nước ngoài có thể lựa chọn địa điểm làm việc tùy theo sở thích. An ninh Vietnam tương đối an toàn cho người dân nơi đây. Để tìm kiếm một mức lương cao, giáo viên nước ngoài có thể tìm đến các thành phố lớn tại Vietnam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….
1. Thành Phố HCM
Thành phố HCM là thành phố lớn nhất tại Vietnam và cũng là thành phố đông dân cư nhất tại Vietnam. Nơi đây cũng là nơi thu hút số lượng lớn người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thành phố HCM nằm ở miền nam Vietnam, hầu hết các trung tâm tiếng Anh trong nước đều đặt chi nhánh ở thành phố này. Vì thế nhu cầu nhân sự nơi đây là rất lớn, cơ hội việc làm lớn cho người nước ngoài có ý định chọn Việt Nam.
2. Hà Nội
Là thủ đô của Việt Nam, thành phố này nằm ở phía Bắc Việt Nam. Cũng như thành phố HCM, Hà Nội cũng là một trong những thành phố thu hút đông đảo giáo viên nước ngoài đến Việt Nam, văn hóa và ẩm thực nơi rất nổi tiếng. Tổng thống mỹ nhiệm kỳ trước Barack Obama đã từng đặt chân đến đây thưởng thức món bún chả, cafe đá. Ông đã nhận xét món bún chả với giá 6 USD bằng từ “Xuất sắc”.
3. Đà Nẵng
Nằm trong top các thành phố lớn tại Vietnam, Đà Nẵng thành phố biển nằm ở miền trung Việt Nam, là một thành phố phát triển, sở hữu đường bờ biển sạch đẹp, không những có cơ hội việc làm tốt, nơi đây còn là địa điểm du lịch hấp dẫn tại Việt Nam. Rất nhiều người nước ngoài thích biển đã chọn Đà Nẵng là chỗ làm việc và định cư lâu dài. Nơi đây có nguồn hải sản phong phú, hoạt động du lịch làm cho nơi đây luôn nhộn nhịp. Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất tại Việt Nam.
4. Các tỉnh nhỏ lẻ
Nếu không thích sự náo nhiệt ở thành thị, người nước ngoài hoàn toàn có thể lựa chọn các thành phố hoặc thị xã nhỏ. Cuộc sống ở các vùng quê này thường bình yên, giao thông, tiếng ồn, không khí tốt hơn rất nhiều so với cuộc sống tại các thành phố lớn. Nhưng mật độ các trung tâm sẽ thưa thớt hơn, sẽ không có cộng đồng người nước ngoài đông đảo tại những nơi này. Bù lại người dân nơi đây rất thân thiện và hiếu khách, ẩm thực các vùng quê tại Vietnam luôn đem đến nhiều sự bất ngờ cho các thực khách quốc tế. Có thể kể đến một số tỉnh tiêu biểu như Lâm Đồng, Đồng Tháp, Quảng Ninh, Sơn La, Bình Thuận….
VII. Những khó khăn người nước ngoài gặp phải khi dạy tiếng anh tại Vietnam
1. Rào cản ngôn ngữ
Vì ngôn ngữ chính của Vietnam là tiếng việt trong khi không phải ai cũng biết tiếng anh nên thời gian đầu khi đến Vietnam, việc giao tiếp với giáo viên nước ngoài khá là khó khăn. Không chỉ trong sinh hoạt mà còn cả trong lớp học. Bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt điều bạn muốn nói. Và tôi tin chắc bạn sẽ phải nhiều lần thất bại trong việc giao tiếp cách này. Lời khuyên là hãy học 1 vài câu nói tiếng Việt, không chỉ giúp việc giao tiếp dễ dàng mà bạn còn đang ghi điểm rất nhiều với người Vietnam.
2. Shock văn hóa
Tất nhiên rồi ! Bước chân đến 1 quốc gia khác văn hóa với bạn, vấn đề bị shock văn hóa là điều thường xuyên xảy ra. Ở Việt Nam bạn sẽ gặp phải nhiều tình huống rất khó chịu ví dụ như: việc ăn thịt chó là chuyện bình thường ở Vietnam, ăn phải dùng đũa. Hay là việc ăn nhậu tràn lan ở Việt Nam. Đừng lo, làm quen được với những vấn đề này bạn sẽ thấy bình thường thôi, đặc biệt một số văn hóa sẽ khiến bạn thú vị ví dụ như việc ăn bằng đũa.
3. Giao thông
Ở Việt Nam, tình trạng giao thông khá là kém, mặc dù đang được cải thiện từng ngày nhưng điều bạn sẽ không thể tránh khỏi là tình trạng kẹt xe giờ cao điểm. Đây cũng không phải là vấn đề quá lớn, vì nếu quen tuyến đường và khung giờ ở Việt Nam bạn sẽ biết cách chọn lựa phương án giao thông và thời điểm lưu thông tốt nhất để tránh tình trạng kẹt xe.
4. Khí hậu
Thời tiết ở Việt Nam chắc chắn sẽ không thể giống với nơi mà bạn sinh sống trước đó. Đặc biệt một số khu vực ở Việt Nam có thời tiết thay đổi nhanh và khắc nghiệt sẽ khiến bạn mệt mỏi trong thời gian đầu sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Lời khuyên, hãy kiểm tra thời tiết mà khu vực bạn chuẩn bị đến để có phương án chuẩn bị tốt nhất. Tuy nhiên đây cũng chỉ là vấn đề nhỏ với giáo viên người nước ngoài.
VIII. Một số câu hỏi thường gặp
1. Không có bằng cấp có thể dạy tiếng anh ở Vietnam được không?
Phần lớn các trung tâm sẽ yêu cầu chứng chỉ TESOL, TEFL, CELTA.. để có thể được dạy học. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có kinh nghiệm tốt thì vẫn được các trung tâm đón tiếp
2. Các đơn vị tuyển dụng có hỗ trợ làm Visa, hay giấy phép lao động không?
Phần lớn các trung tâm sẽ hỗ trợ bạn xử lý vấn đề giấy tờ hồ sơ để làm việc. Tuy nhiên thường sẽ có ràng buộc đi kèm, ví dụ bạn phải cam kết dạy 1 thời gian nhất định chẳng hạn. Lời khuyên dành cho bạn là nên tìm hiểu chính sách nhà tuyển dụng về vấn đề này trước khi ứng tuyển
3. Người da màu có được dạy tiếng anh ở Việt Nam không?
Ở Việt Nam, hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử chủng tộc, tôn giáo, văn hóa… Chính vì thế người da màu vẫn được chào đón bình thường ở các trung tâm. Quan trọng nhất là bạn phải có kỹ năng chuyên môn thật tốt
Xem thêm nếu bạn quan tâm:
>> Thuê giáo viên nước ngoài dạy tiếng anh tại nhà Hồ Chí Minh >> Dịch vụ cung cấp giáo viên bản ngữ